Tại sao phố vải mà không là chợ vải Soái Kình Lâm như xưa nay vẫn gọi?

Mục LụcTại sao phố vải mà không là chợ vải Soái Kình Lâm như xưa nay vẫn gọi?

Vị Trí:go88.com là link chính hãng duy nhất > Go88 cổng game uy tín >

Tại sao phố vải mà không là chợ vải Soái Kình Lâm như xưa nay vẫn gọi?

Cập Nhật:2025-01-04 15:09    Lượt Xem:172
go88.com là link chính hãng duy nhất

Phố vải Soái Kình Lâm ở quận 5: Sao không phải chợ vải như xưa nay vẫn gọi? - Ảnh 1.

Bảng hiệu phố vải Soái Kình Lâm trên đường Đỗ Ngọc Thạnh, quận 5 - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Sau khi những bảng hiệu có cụm từ "phố vải Soái Kình Lâm" được treo lên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Đỗ Ngọc Thạnh, Dương Tử Giang (quận 5, TP.HCM), nhiều người đã bày tỏ thắc mắc. 

"Sao không gọi là "chợ vải Soái Kình Lâm" như lâu nay người dân vẫn gọi?", bạn đọc C. đặt câu hỏi và cho rằng cách gọi này đã quen thuộc với người dân, nhất là khu Chợ Lớn. Vì vậy  cái tên "phố vải Soái Kình Lâm" mang cảm giác xa lạ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Trương Minh Kiều - chủ tịch UBND quận 5 - cho biết trên địa bàn quận đã có các tuyến phố chuyên doanh như phố Đông y, phố lồng đèn... Các phố chuyên doanh này bao trùm nhiều con đường trong một khu vực.

Tương tự các phố chuyên doanh hiện hữu, từ "phố" trong "phố vải Soái Kình Lâm" không có nghĩa là một con đường mà là ô phố, bao gồm nhiều con đường trong một khu vực. Các tuyến đường gần nhau và kinh doanh cùng một mặt hàng.

Theo đó, phố vải Soái Kình Lâm là khu vực có nhiều tuyến đường, gồm Trần Hưng Đạo, Đỗ Ngọc Thạnh, Dương Tử Giang và các hộ dân tại đó hầu hết đều bán vải. Còn chợ vải Soái Kình Lâm như trước nay người dân quen gọi hiện là khu thương xá Đồng Khánh.

Tại sao phố vải mà không là chợ vải Soái Kình Lâm như xưa nay vẫn gọi? - Ảnh 2.

Những tấm bảng hiệu phố vải Soái Kình Lâm treo trước cửa các hộ buôn bán - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Bà Kiều nhấn mạnh không thể gọi "phố vải Soái Kình Lâm" là chợ, vì chợ phải có ban quản lý, bán trong nhà lồng. Còn phố vải chỉ là các tuyến đường tập trung buôn bán, có người bán trong nhà, có hộ kinh doanh, có doanh nghiệp... nên dùng từ "phố".

Lãnh đạo quận 5 cho biết thêm với đặc thù văn hóa quận 5 "buôn có bạn, bán có phường", các tuyến phố chuyên doanh này góp phần thể hiện văn hóa kinh doanh Chợ Lớn xưa.

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng (giảng viên cao cấp khoa văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM), từ "phố" và "chợ" tuy có ý nghĩa khác nhau nhưng cũng gần giống nhau.

"Chợ là chỉ nơi buôn bán. Còn phố không chỉ là nơi để buôn bán mà còn là nơi để tham quan", ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng, nhiều khu vực vẫn sử dụng từ "phố" với ý nghĩa giống một khu đô hội, không chỉ biểu thị việc buôn bán mà còn thể hiện sự đô thị hóa cao.

Từ phố trong "phố vải Soái Kình Lâm" có thể được dùng để thể hiện ý nghĩa này.